Viêm vú là tình trạng đau ngực thường gặp ở phụ nữ đang cho con bú.

Triệu chứng sưng, đỏ, đau vú, sốt và mệt mỏi là những dấu hiệu báo hiệu tình trạng viêm vú ở phụ nữ đang cho con bú.

Nguyên nhân hay gặp do tình trạng dẫn lưu sữa bị tắc.

Tóm tắt nội dung: Chúng ta sẽ trả lời những câu hỏi sau

  1. Triệu chứng hay gặp của viêm vú là gì?
  2. Nguyên nhân gì dẫn đến tình trạng viêm vú
  3. Trong tình huống mình bị viêm vú nên làm gì?
  4. Điều trị như thế nào?
  5. Biện pháp phòng tránh viêm vú?
  6. Có cần ngưng cho con bú khi người mẹ bị viêm vú ?
  7. Viêm vú có xảy với phụ nữ không cho con bú không ?

drhuu.com

Hình ảnh viêm vú với sưng, nóng, đỏ kèm đau.

Trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ, viêm vú có thể xảy ra đối với mọi người mẹ, đó là tình trạng viêm và sưng lên của tuyến vú có thể kèm theo hoặc không tình trạng nhiễm trùng. Tình trạng viêm vú khi cho con bú có thể xảy ra với tần suất từ 10-20% bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Giai đoạn nguy cơ cao nhất xảy ra từ tuần thứ 6-8 của giai đoạn cho con bú.

Triệu chứng của viêm vú là gì ?

Viêm vú biểu hiện nhóm triệu chứng viêm cổ điển gồm:
– Đau và nhạy cảm đau khi cho trẻ bú

  • Vú phồng lên bất thường
  • Cảm giác nóng ở vú
  • Mệt mỏi và phiền toái
  • Có thể sốt hoặc ớn lạnh

Trong đó đỏ da, nóng ở vú, có thể sốt >38,5 độ C và mệt mỏi. “ Là nhóm triệu chứng có thể gây ra mệt mỏi và phiền toái cho bà mẹ, khiến họ khó chịu tìm đến tư vấn Bác sĩ chuyên khoa tuyến vú”.

Nguyên nhân viêm vú ?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng tắc sữa dẫn tới tình trạng viêm vú như :

  • Em bé không bú mẹ đúng cách hoặc vú bà mẹ ít sử dụng cho bú. Khi trẻ bú không hết sữa ở 1 bên vú sẽ gây ra hiện tượng tồn dư sữa có thể gây đau vú và tạo nguy cơ nhiễm trùng.
  • Trong tình trạng ống dẫn sữa bị tắc hoặc dãn dẫn đến tụ dịch sữa có nguy cơ nhiễm trùng.
  • Vi khuẩn từ miệng trẻ có thể xâm nhập vào ống tuyến vú người mẹ đặc biệt là ở những bà mẹ có nứt nẻ núm vú.
  • Mang áo ngực quá chật hoặc sai cách khi ngủ có thể gây nên tình trạng viêm vú.

Nên làm gì ?

Khi phát hiện hoặc nghi ngờ mình bị viêm vú nên tìm đến bác sỹ chuyên khoa tuyến vú càng sớm càng tốt. Vì rằng tình trạng viêm vú có thể gây nên áp xe vú, một biến chứng cần phải chọc dẫn lưu.

Những triệu chứng của viêm vú có thể gây phiền toái cho bà mẹ khiến họ tìm đến bác sỹ đa khoa có thể tư vấn ngưng cho bú điều này không phải hợp lý.

Điều trị viêm vú như thế nào ?

Tuỳ vào nguyên nhân và tình trạng người bệnh mà bác sĩ tiến hành phương pháp thích hợp như dẫn lưu, làm thông ống tuyến vú kèm dùng kháng sinh nếu có nhiễm trùng.

Những mẹo nhỏ có thể giúp bà mẹ tránh được tình trạng viêm vú

  • Đặt trẻ bú đúng tư thế
  • Thứ tự thay đổi vú cho bú để bú hết dịch sữa trong mỗi vú
  • Hạn chế mặc áo ngực quá chật
  • Khi cho trẻ bú nên để trẻ bú hết sữa 1 vú rồi mới sang vú kia
  • Khoảng thời gian giữa 2 lần cho bú nên đủ lâu để trẻ có cảm giác đói
  • Để dịch sữa tiết ra sạch nên chườm gạc ấm và tắm bằng nước ấm trước khi cho trẻ bú.
  • Khi cho con bú cần cho bú đúng cách và bú HẾT một vú sang vú bên kia và bú HẾT cả 2 vú. Nếu không hết sữa cần sử dụng máy hút hoặc vắt sữa. Bảo quản sữa 4 giờ ở nhiệt độ thường, 24h trong ngăn mát tủ lạnh và 4 tháng ở ngăn đông. Khi cho em bé dùng có thể hâm nóng trước sử dụng.
  • Biết cách mát xa vú và nghỉ ngơi sau khi cho bú. Trong tình huống đau sau khi cho em bé bú có thể dùng paracetamol để giảm đau.
  • Vệ sinh sạch sẽ tuyến vú bà mẹ và miệng trẻ sau khi cho bú.

Điều trị kháng sinh trong tình huống viêm vú nhiễm trùng.

Trong tình huống có kẽ dò cần sử dụng kháng sinh hoặc kem bôi chuyên dụng.

Trong tình huống điều trị dẫn lưu và nghỉ ngơi sau 48h mà triệu chứng không đỡ, thì viêm vú do vi khuẩn Staphylococus Aureus là nguyên nhân thường gặp. Điều này dẫn đến phải sử dụng kháng sinh trong điều trị và khuyến khích bà mẹ vẫn cho con bú bình thường trong khi sử dụng kháng sinh điều trị viêm vú.

Làm thế nào để tránh viêm vú?

Để tránh xảy ra tình trạng này chuyên gia khuyên rằng nên “ cho bú hết sữa cả 2 vú và nghỉ ngơi”. Một mẹo nhỏ nhưng có thể tránh được biến chứng phức tạp.

Những phụ nữ đã từng bị viêm vú có nguy cơ cao tái lại, đặc biệt những bà mẹ tiết nhiều sữa.

Có nên ngưng cho con bú khi bà mẹ bị viêm vú ?

Không nên ngưng cho con bú khi bà mẹ có tình trạng viêm vú

Nhưng đối với bà mẹ có mong muốn cai sữa cho trẻ thì có thể sử dụng máy hút sữa để làm rỗng tuyễn vú, từ từ, mục đích tránh tình trạng tích tụ sữa kèm theo nguy cơ viêm vú nặng hơn.

Liệu rằng có tình trạng viêm vú ngoài thời kì cho con bú?

Thông thường những phụ nữ có tình trạng viêm vú không liên quan hậu sản có tiền sử phẫu thuật tuyến vú như phẫu thuật thẩm mỹ hoặc phẫu thuật ung thư vú. Trong tình huống này điều trị kháng sinh là ưu tiên hàng đầu.

Trong tình huống điều trị viêm vú không đáp ứng diễn tiến nặng hơn viêm vú có thể dẫn đến apxe vú

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!