BỆNH LÝ TUYẾN GIÁP ĐIỀU TRỊ NÔI KHOA HAY PHẪU THUẬT

Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bệnh lý tuyến giáp nào cần điều trị nội khoa và bệnh lý nào cần phải điều trị bằng phẫu thuật

Bệnh lý tuyến giáp được điều trị nội khoa

Bệnh lý cường chức năng tuyến giáp, kèm triệu chứng lồi mắt ( Basedow), điều trị nội khoa bằng thuốc kháng giáp là bứơc đầu tiên. Thuốc kháng giáp điều trị trong 18 tháng để hãm lại tình trạng cường giáp.  Trong tình huống thất bại với điều trị thuốc nội khoa, phẫu thuật cắt bỏ gần toàn bộ tuyến giáp giúp đạt được mục đích bình giáp nhanh chóng. Tuy nhiên 1/10 tình huống cắt gần toàn bộ tuyến giáp phần còn lại không bù đủ hormon tuyến giáp người bệnh trải qua tình trạng suy giáp. Lúc này người bệnh cần sử dụng hormon giáp thay thế suốt đời. Ngoài ra điều trị iod phóng xạ cũng hiệu quả trong basedow nhưng nguy cơ suy tuyến giáp và nhược giáp cao nhất, cần dùng hormon thay thế suốt đời.

Bệnh lý nhược giáp

Đối với bệnh lý nhược giáp do bất cứ nguyên nhân gì thì việc điều trị hormon giáp thay thế suốt đời là rất cần thiết. Điều trị thay thế này không gây ra các tác dụng phụ đáng chú ý vì nó là hormon bù đắp lượng hormon thiếu hụt, nhưng cần theo dõi lâm sàng và xét nghiệm máu thường xuyên để dự phòng quá liều hoặc dưới liều.

Bệnh lý viêm tuyến giáp

Điều trị nội khoa kháng viêm hay gặp với nhóm corticoid. Nếu tình trạng viêm giáp mạn tính có thể gây nên nhược giáp.

Bướu giáp nhân đơn thuần

Điều trị bằng hormon giáp cho phép tuyến giáp được nghỉ ngơi và bướu giáp nhân có thể giảm kích thước, nhưng khi ngưng thuốc thì bướu giáp sẽ tái lại. Trong tình huống bướu giáp gây chèn ép, kích thước lớn cần điều trị bằng phẫu thuật.

Bệnh lý tuyến giáp điều trị bằng phẫu thuật.

Bệnh lý bướu giáp nhân hoặc u tuyến giáp, cần can thiệp ngoại khoa.Vì lí do bướu lớn chèn ép hoặc nghi ngờ ung thư hoặc lí do cường giáp ảnh hưởng đến tim mạch. Hầu hết là phẫu thuật cắt thuỳ tuyến giáp chứa bướu giáp kèm theo.

Phẫu thuật tuyến giáp bướu giáp lành tính thường nhẹ nhàng và số ngày nằm viện ngắn, sẹo mổ được thực hiện theo nếp lằn cổ. Trong tình huống người bệnh không muốn mổ có thể điều trị bướu giáp đơn thuần bằng sóng cao tần nhưng nguy cơ kèm theo có thể gây suy tuyến giáp.

Đối với ung thư tuyến giáp trừ trường hợp ung thư tuyến giáp bất biệt hoá, ung thư tuyến giáp biệt hoá tốt mang lại tiên lượng sống còn tốt, 80% người bệnh ung thư tuyến giáp biệt hoá tốt có tiên lượng sống còn không bị chi phối bởi nguyên nhân do ung thư. Tuỳ vào đánh giá giai đoạn mà bác sỹ đưa ra tư vấn nên cắt 1 thuỳ tuyến giáp hay cắt toàn bộ tuyến giáp, có hay không vét hạch cổ kèm theo. Phẫu thuật có thể mang lại hiệu quả triệt để giúp điều trị lành hẳn trong ung thư tuyến giáp. Ngoài ra có thể dùng iod phóng xạ để diệt mô giáp sót lai hay di căn sau phẫu thuật cắt tuyến giáp.

Sau phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, bước tiếp theo cần làm đó là xét nghiệm hormon tuyến giáp sau mổ để đánh giá tình trạng suy giáp sau mổ và theo dõi tái phát hoặc di căn về lâu dài.

Theo dõi nên được thực hiện hằng năm cần làm: khám lâm sàng, siêu âm, định lượng marker đặc hiệu tuyến giáp thyroglobulin. Nếu marker này tăng thì điều này có nghĩa người bệnh có nguy cơ tái phát hay còn sót mô giáp sau mổ. Ngoài cần xét nghiệm hormon tuyến giáp để theo dõi và điều chỉnh liều hormon ức chế TSH.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!