Apxe vú là biến chứng không mong muốn của viêm vú nhiễm trùng hoặc viêm vú điều trị không đáp ứng. Apxe vú là bệnh cần can thiệp kịp thời bằng điều trị kháng sinh và dẫn lưu dịch áp xe.
Chuyên mục hôm nay sẽ giúp quý đọc giả trả lời những câu hỏi sau:
1. Apxe vú là gì ?
Apxe vú là quá trình tụ dịch mũ ở tuyến vú hoặc mô quanh tuyến vú. Nguyên nhân hay gặp là vi khuẩn Staphylococcus aureus. Apxe vú là biến chứng hệ quả của các quá trình sau:
– Viêm vú nhiễm trùng và thường xuyên không điều trị hoặc điều trị không đúng cách
– Nhiễm khuẩn núm vú bị nứt nẻ ở bà mẹ cho trẻ bú, tạo cơ hội cho mầm bệnh xâm nhập.
Nếu được điều trị đúng cách thì tỉ lệ apxe vú ở phụ nữ viêm vú chỉ còn 0.1% ở các quốc gia phát triển.
2. Triệu chứng của apxe vú là gì?
Triệu chứng điển hình của apxe vú gồm:
– Hiện diện ở vú người phụ nữ một khối cứng chắc, bờ không rõ, nóng
– Đau ở vú liên quan, đau tăng lên khi sờ chạm
– Vú sưng phồng, căng, vùng da vú trên ổ apxe thường có màu đỏ kèm vùng trung tâm màu da nhạt. Da vị trí trên ổ áp xe sẽ mỏng dần, chùng da, nhíu và có thể vỡ gây chảy mũ ra da.
– Sốt kèm theo
Nếu có một trong những triệu chứng chị em phụ nữ nên tìm đến bác sỹ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

3. Làm thế nào chẩn đoán apxe vú
Bác sỹ sẽ chỉ định siêu âm để xác định vị trí áp xe và siêu âm là xét nghiệm quan trọng trong kế hoạch điều trị.

4. Kế hoạch điều trị
Apxe vú không thể tự lành “tự nhiên” mà là cấp cứu cần can thiệp để tránh biến chứng nhiễm trùng toàn thân có thể dẫn tới sốc nhiễm trùng một biến chứng đe doạ tính mạng người bệnh.
Quá trình điều trị gồm nhiều bước:
– Điều trị giảm đau kèm kháng viêm
– Điều trị kháng sinh chống nhiễm trùng
– Dẫn lưu ổ mũ ( có thể bằng chọc hút dẫn lưu, hoặc phaỉ dẫn lưu ngoại khoa với đường rạch da đủ lớn để làm sạch và dẫn lưu ổ mũ.)
5. Có nên tiếp tục cho con bú khi apxe vú
– Kháng sinh kê đơn cho người bệnh cho con bú phải phù hợp, và người mẹ có thể tiếp tục cho con bú với vú còn lại. Đối với vú bị viêm áp xe chỉ có thể cho con bú khi ổ apxe không nằm ở quầng vú. Nói cách khác trong tình huống ổ áp xe không nằm gần miệng trẻ khi ngậm bú mẹ. Sữa mẹ thông thường có thể loại trừ các mầm bệnh. Người mẹ cần phải rửa tay trước và sau khi cho trẻ bú và đặt một gạc sạch ở vị trí áp xe trong quá trình cho trẻ bú để tránh cho trẻ tiếp xúc với mũ khi đang bú. Nếu quá trình cho con bú gây đau nhiều cho bà mẹ thì bà mẹ có thể sử dụng máy hút sữa để tránh tình trạng cương sữa gây tích tụ sữa bên trong làm cho apxe dai dẳng lâu lành. Sữa có thể bảo quản ở trong tủ lạnh 4 giờ ở nhiệt độ thường, 24h trong ngăn mát tủ lạnh và 4 tháng ở ngăn đông. Khi cho em bé dùng có thể hâm nóng trước sử dụng.

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!