Lâu nay chúng ta hay nói về sỏi thận hay sỏi túi mật nhưng hôm nay trong bài viết này tôi xin gửi một vài thông tin giúp đọc giả hiểu hơn về sỏi tuyến nước bọt. Bài viết mang tính chất tham khảo cung cấp thông tin

Bản chất sỏi tuyến nước bọt được hình thành từ canxi photphat, magie hoặc cacbon khoáng tích tụ theo thời gian và hình thành những viên sỏi nhỏ.  Nước bọt của chúng ta là hỗn hợp bao gồm nước, chất nhầy, chất kháng khuẩn và amylase- một loại enzym giúp phân huỷ thức ăn tạo điều kiện cho quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn. Nước bọt là một chất bảo vệ khoang miệng và cân bằng môi trường axit trong miệng.

Nhưng khi tuyến nước bọt bị tắc thì nước bọt không thể tiết ra được điều này sẽ gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

  • Những triệu chứng của sỏi tuyến nước bọt

Sỏi tuyến nước bọt có thể gây ra triệu chứng hoặc không phụ thuộc vào mức độ gây tắc ống dẫn nước bọt. Nhưng một khi sỏi lớn gây tắc hoàn toàn người bệnh có thể cảm thấy sưng đau vùng dàm dưới, cằm, bên trong má ngày càng tăng đặc biệt là sau bữa ăn.

Đây là những dấu hiệu hay gặp:

  • Đau và sưng nề khoang miệng, cằm, hàm dưới
  • Miệng khô
  • Nuốt khó
  • Có thể sốt, ăn không ngon miệng

Xử lý đối với sỏi tuyến nước bọt

  • Ngậm trái cây có vị chua như cam quýt hoặc kẹo cứng có vị chua
  • Massage nhẹ nhàng xung quanh vùng sưng đau dưới hàm, cằm
  • Uống nhiều nước
  • Ngậm một món gì đó lạnh như đá để giảm đau và sưng nề
  • Có thể mua một vài loại thuốc giảm đau thông thường không cần phải kê toa như inbuprofen nhưng cẩn thận viêm dạ dày do tác dụng phụ của thuốc.
  • Ngoài ra vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa, súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn, đánh răng sau bữa ăn.
  • Khi xử trí bằng những biện pháp trên không thấy đỡ nên khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị có thể bằng phẫu thuật.
  •  

error: Content is protected !!